Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012
Các quy luật của sinh thái học
- Quy luật tác động tổng hợp: Môi trường bao gồm nhiều yếu tố có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi là thay đổi về chất của các yếu tố khác và sinh vật chịu ảnh hưởng sự biến đổi đó. Tất cả các yếu tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một tổ hợp sinh thái.
- Quy luật giới hạn sinh thái Shelford: một số yếu tố sinh thái cần phải có mặt với một giới hạn nhất định để sinh vật có thể tồn tại và phát triển trong đó.
- Quy luật tác động không đồng đều của yếu tố sinh thái lên chức phận sống của có thể: các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ thể, có cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá trình khác. Ví dụ như nhiệt độ không khí tăng lên 40 độ C - 50 độ C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hãm sự di động của con vật.
- Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật với môi trường: Trong mối quan hệ tương hỗ giữa quần thể, quần xã sinh vật với môi trường, không những các yếu tố sinh thái của môi trường tác động lên chúng, mà các sinh vật cũng có ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của các yếu tố sinh thái đó.
- Quy luật tối thiểu: "Mỗi một loài thực vật đòi hỏi một loại và một lượng muối dinh dưỡng xác định, nếu lượng muối là tối thiểu thì sự tăng trưởng của thực vật cũng chỉ đạt mức tối thiểu".
Bình luáºn

Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét